Bệnh gout là bệnh viêm khớp hết sức nguy hiểm, nếu kéo dài có thể gây tàn phế vĩnh viễn hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chính vì thế bạn đọc cần tham khảo thông tin dưới đây để nắm được nguyên nhân và triệu chứng bệnh gout, qua đó có thể chủ động phòng ngừa bệnh cũng như sớm nhận biết bệnh để đi chữa trị kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra đối với sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh gout:
Các chuyên gia cho rằng, tác nhân trực tiếp dẫn đến bệnh gout đó là do hàm lượng acid uric trong cơ thể tăng cao quá mức cho phép. Bình thường acid uric sau khi được thải ra sẽ được thận bài tiết theo đường tiểu ra bên ngoài, nhưng khi lượng acid uric này quá nhiều sẽ khiến thận không bài tiết hết được, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể làm hình thành nên các tinh thể muối urat tại khớp, gây ra bệnh gout.
Sở dĩ nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao là do:
– Ăn nhiều các loại thịt đỏ giàu chất đạm như thịt chó, thịt lợn, thịt bò, thịt dê…từ đó làm rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể và gây ra gout.
– Do ăn nhiều nội tạng động vật, da và mỡ động vật….bởi chúng giàu chất đạm
– Ăn nhiều hài sản như tôm, cua, lươn, ốc, cá ngừ, cá trích, cá thu…cũng nhiều protein
– Do ăn nhiều rau chứa nhân purin cao như măng tây, nấm, giá đỗ, măng tre..
– Do sử dụng nhiều bia rượu, đồ uống có gas, đồ uống có cồn và chất kích thích.
– Do thói quen nhịn tiểu khiến cho acid uric không được bài tiết hết và lắng đọng
– Do thói quen lười ăn rau xanh, lười ăn hoa quả, lười uống nước, lười vận động
– Những người mắc bệnh về thận, nam giới, người trưởng thành và người già là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh gout.
– Ngoài ra bệnh cũng mang tính di truyền, tức là trong gia đình bố mẹ hay người thân bị bệnh gout thì con cái sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh rất cao.
Các triệu chứng của bệnh gout:
Sau khoảng vài năm năm khi đã tích tụ tinh thể axit uric trong khớp và các mô bao quanh khớp thì bệnh gout mới bắt đầu bùng phát với các triệu chứng đầu tiên. Cụ thể như:
– Đột ngột thấy xuất hiện cơn đau nhức ở khớp, thường là khớp ngón chân cái đầu tiên sau đó mới lan sang các khớp khác như khớp bàn chân, cổ chân, mắt cá chân, bàn tay…
– Cơn đau thường bất ngờ xuất hiện lúc nửa đêm hoặc gần sáng, tự nhiên người bệnh thấy đau. Cơn đau có thể kéo dài khoảng vài giờ hoặc vài ngày rồi thuyên giảm dần.
– Lúc đầu cơn đau diễn ra mạnh, đau dữ dội khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Nhưng sau đó giảm đi thì vùng da xung quanh khớp sẽ bị bong tróc hoặc ngứa ngáy.
– Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng khác như khớp bị sưng đỏ, tấy, nóng, vùng da khớp có màu tím hoặc hơi đỏ trông giống như bị nhiễm trùng, bị sốt cao, đặc biệt lúc này khả năng cử động của các khớp sẽ kém đi nhiều, khó vận động hơn.
– Các triệu chứng trên sẽ sớm biến mất mà không cần điều trị, nhiều người nghĩ bệnh đã khỏi nhưng thực tế không phải vậy. Đó chính là thời gian bệnh âm thầm tiến triển sang giai đoạn gout mãn tính, thường xuất hiện khoảng 1 đến 2 năm sau đó.
– Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính thì triệu chứng đau do gout gây ra cũng thường xuyên hơn, kéo dài vài tuần tới hàng tháng. Đặc biệt lúc này các tinh thể muối urat đã tích tụ ở nhiều khớp hơn, làm hình thành nên các cục u được gọi là hạt tophi quanh khớp.
– Nếu kéo dài thì các hạt tophi này sẽ to ra chèn ép vào khớp gây biến dạng khớp hoặc gây tàn phế. Nhất là khi hạt tophi vỡ ra sẽ gây nhiễm trùng khớp, nặng hơn là nhiễm trùng máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây thì bạn đọc có thể nắm được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gout, dựa vào đó có thể tự chủ động phòng tránh bệnh gout tốt nhất. Đồng thời nếu nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu bệnh thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Đăng bởi: http://benhgoutmantinh.com/