Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh gout đang không ngừng tăng cao, một phần là do không nắm vững được các nguyên nhân gây ra bệnh. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản giúp bạn đọc nắm được nguyên nhân và cách điều trị bệnh gout, qua đó có thể chủ động đưa ra các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả cũng như biết cách đối phó với bệnh tốt nhất nếu không may mắc phải.
Các chuyên gia cho rằng bất cứ ai cũng có thể gặp phải bệnh gout, nhất là những người trong độ tuổi trưởng thành, nam giới và người cao tuổi. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là đau nhức các khớp xương, kèm theo tình trạng sưng tấy và nóng đỏ các khớp, vùng da xung quanh khớp tím trông như bị nhiễm trùng. Thường gặp nhất là ở các khớp như khớp ngón chân, ngón tay, bàn chân, bàn tay, cổ chân, khớp gối, mắt cá chân…
Những nguyên nhân và cách điều trị bệnh gout bạn không thể bỏ qua:
Nguyên nhân gây ra bệnh gout:
Tác nhân trực tiếp dẫn tới bệnh gout là do sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Bình thường thì acid uric sẽ bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu, nhưng khi hàm lượng acid uric mà quá lớn thì thận sẽ không bài tiết hết được, từ đó lắng đọng trong cơ thể. Khi tích tụ trong cơ thể chúng không hòa tan mà sẽ hình thành nên các tinh thể muối urat bám tại các khớp, gây ra cơn đau nhức khớp, viêm khớp và ta gọi đó là bệnh gout.
Một số nguyên nhân gián tiếp làm tăng nồng độ acid uric dẫn tới bệnh gout bao gồm:
– Do ăn nhiều chất đạm
(thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…), khi bạn ăn quá nhiều chất đạm sẽ dễ gây rối loạn chuyển hóa purin và làm tăng hàm lượng acid uric trong máu. Ngoài ra các thực phẩm như giá đỗ, nấm…cũng rất giàu nhân purin dễ gây bệnh.
– Do sử dụng nhiều bia rượu, đồ uống có gas và chất kích thích:
cả bia và rượu đều làm tăng sản xuất acid uric trong cơ thể, thậm chí còn ức chế quá trình bài tiết acid uric, vì vậy khiến cho lượng acid uric tăng cao.
– Do thói quen nhịn tiểu:
Acid uric được bài tiết ra ngoài theo đường tiểu, do đó nếu bạn nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến acid uric lắng đọng nhiều hơn trong cơ thể.
– Do di truyền:
theo nghiên cứu thì những gia đình mà có cha mẹ người thân bị bệnh gout thì khả năng con cái sau này sinh ra mắc bệnh cũng rất cao.
– Do giới tính:
thực tế cho thấy đa phần người bị bệnh gout hiện nay đều là nam giới, điều này được ảnh hưởng bởi nội tiết tố trong cơ thể và cơ chế gen gây ra.
– Ngoài ra việc lười uống nước, lười ăn rau xanh
và hoa quả tươi, lười vận động, lao động quá sức trong thời gian dài, những người mắc bệnh về thận… là nguyên nhân gây ra gout.
Cách điều trị bệnh gout hiệu quả:
Để điều trị gout hiệu quả thì người bệnh nên chủ động đi khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên, khi gout ở giai đoạn cấp tính thì việc chữa trị sẽ đơn giản hơn, nhanh khỏi hơn, thậm chí chỉ cần điều chỉnh ăn uống đúng cách là bệnh sẽ khỏi. Đến khi bệnh chuyển giai đoạn mãn tính thì việc chữa trị sẽ phức tạp hơn, bắt buộc phải dùng thuốc.
Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh gout:
– Giảm tiêu thụ thực phẩm có chứa chất đạm, chất béo, không ăn nội tạng động vật
– Tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ, quả tươi, nhất là rau có màu xanh đậm càng tốt
– Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để đào thải acid uric ra ngoài
– Tuyệt đối không nên uống rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas, có cồn
– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ nướng, quay rán
Ngoài ra cần chú ý tập luyện thể dục thể thao, làm việc vừa phải, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ giấc để hỗ trợ bệnh nhanh khỏi.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây thì bệnh nhân có thể nắm được nguyên nhân và cách chữa trị bệnh gout, dựa vào đó sẽ giúp phòng tránh bệnh tốt hơn, làm giảm nguy cơ mắc bệnh xuống mức thấp nhất. Đồng thời xử lý bệnh hiệu quả nếu không may mắc phải.