Bệnh gout là một dạng viêm khớp thường gặp hiện nay, nếu kéo dài có thể dẫn tới biến dạng khớp, tàn phế hoặc gây suy thận mãn, nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì thế việc nắm được các nguyên nhân và biểu hiện của bệnh gout sẽ giúp bạn đọc chủ động phòng ngừa cũng như phát hiện bệnh sớm, từ đó tránh được những biến chứng nguy hiểm không đáng có do bệnh gây ra.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout:
Thủ phạm chính dẫn tới bệnh gout đó là do rối loạn chuyển hóa purin làm gia tăng bất thường của nồng độ acid uric trong máu. Thông thường acid uric sau khi được thải ra sẽ hòa tan trong máu rồi được thận bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu. Tuy nhiên do hàm lượng acid uric tăng quá cao khiến thận không kịp bài tiết, vì thế chúng sẽ lắng đọng trong máu, tạo thành các tinh thể muối urat tại khớp xương và gây bệnh.
Sở dĩ nồng độ acid uric trong máu tăng cao là do các nguyên nhân sau:
– Nguyên nhân nguyên phát:
Tức là bệnh xảy ra do yếu tố cơ địa, yếu tố gen di truyền. Những bệnh nhân trong trường hợp này thường có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn hẳn so với người bình thường, do đó nồng độ acid uric trong máu cũng tăng cao. Đó cũng là lý do vì sao mà nam giới thường dễ bị bệnh gout hơn so với nữ giới.
– Nguyên nhân thứ phát:
tức là bệnh gây ra bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài, đồng thời đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout hiện nay. Điển hình như do người bệnh ăn quá nhiều các loại thức ăn có chứa nhân purin như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, nấm; do sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích, các đồ uống có gas; bên cạnh đó lại lười ăn rau xanh, lười uống nước, lười vận động…đã kích thích sự gia tăng acid uric trong máu.
– Do bẩm sinh:
tức là từ khi sinh ra thì cơ thể người bệnh đã bị thiếu men HGPT nên lượng acid uric không ổn định sẵn nên dễ bị gout. Các trường hợp này thường rất hiếm gặp, tuy nhiên khi đã bị thì bệnh lại rất nặng, khó phát hiện cũng như khó chữa.
Biểu hiện của bệnh gout:
– Đầu tiên người bệnh sẽ đột ngột thấy xuất hiện các cơn đau nhức tại khớp, điển hình nhất là đau ở khớp ngón chân sau đó sẽ lan rộng sang các khớp khác như khớp bàn tay và bàn chân, cổ chân, cổ tay, khớp gối. Đặc biệt cơn đau thường xuất hiện vào lúc nửa đêm hoặc là vào thời điểm gần buổi sáng, người bệnh tự nhiên thấy đau.
– Xuất hiện triệu chứng sưng, viêm, tấy đỏ ở các khớp: đây là triệu chứng khá dễ dàng nhận biết kèm theo các cơn đau, thường là khớp ngón tay và ngón chân cái sẽ xuất hiện đầu tiên, sau đó đến các khớp lân cận như khớp gối, khớp bàn cổ tay, mắt cá chân…
– Gặp khó khăn khi vận động: do lúc này các xương khớp bị tổn thương kèm viêm nên quá trình vận động bị ảnh hưởng, rất khó vận động vì cơn đau buốt.
– Khi bệnh tiến triển nặng dần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, thường là khoảng từ 1-2 năm sau khi các triệu chứng trên kết thúc. Lúc này quanh khớp sẽ nổi lên các u cục được gọi là hạt tophi do tinh thể urate lắng đọng trong mô mềm tạo ra. Các hạt này có thể làm biến dạng khớp, gây khó cử động, thậm chí làm mất khả năng vận động. Thậm chí khi các hạt tophi này quá to vỡ ra sẽ không lành lại được, gây nhiễm trùng khớp, nặng hơn là nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
Cách đối phó với bệnh gout:
Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu trên thì người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để xác định tình trạng bệnh cũng như biết được nguyên nhân gây bệnh do đâu, từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Không nên kéo dài bởi như vậy chỉ càng tạo điều kiện khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Bạn có thể sử dụng thuốc tây hoặc thuốc nam để chữa bệnh, tuy nhiên thuốc nam vẫn được đánh giá cao hơn về hiệu quả và an toàn.
Ngoài ra cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp như: hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều nhân purin, tăng cường ăn rau xanh và củ quả, uống nhiều nước và luyện tập thể dục thể thao nhằm đẩy nhanh acid uric ra ngoài, cải thiện bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Thuốc điều trị gout allopurinol