Cách điều trị bệnh giả gút

Bệnh giả gout là bệnh có những triệu chứng giống hệt với bệnh gout, nếu kéo dài không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới tổn thương xương khớp nghiêm trọng, làm mất sụn hoặc gãy xương. Để hạn chế tối đa biến chứng của bệnh giả gout, bạn cần nằm lòng cách điều trị bệnh giả gút cực hiệu quả dưới đây.,.

Bệnh giả gout hay còn được gọi là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate (Calcium Pyrophosphate Dihydrate Crystal Deposition Disease ­ CPPD), bệnh xảy ra khi các tinh thể CPPD hình thành và lắng đọng trong dịch khớp, thường bắt gặp ở người lớn tuổi. Đây được xem là một dạng viêm khớp đặc trưng gây ra các cơn đau nhức và sưng tấy ở một hoặc là nhiều khớp khác nhau. Các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.

Biểu hiện và vị trí đau của bệnh giả gout cũng rất khác với bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp là do tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate (CPPD) di chuyển từ sụn trong và xung quanh các khớp xương đến màng khớp gây viêm. Ngoài ra những người cao tuổi, người có tiền sử gia đình có bệnh giả gút, người bị chấn thương hoặc phẫu thuật tại khớp bị ảnh hưởng hoặc người mắc các bệnh cường cận giáp, thừa dự trữ sắt… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh già gút thường gây ảnh hưởng đến khớp gối, sau đó là các khớp cổ chân, cổ tay và khuỷu tay còn bệnh gout thật thì có xu hướng ảnh hưởng đến các ngón chân cái. Triệu chứng đặc trưng của bệnh gout giả là sưng nóng đỏ tại khớp, bị đau nhức khớp nặng, bên cạnh đó nhiều người có thể bị các đợt sưng đau theo chu kỳ. Để chẩn đoán chính xác bệnh gút giả thì cần phải n tiến hành phân tích dịch khớp bằng kính hiển vi để tìm tinh thể CPPD hoặc là chụp X quang ở khớp để phát hiện.

Cách điều trị bệnh gout giả hiệu quả:

Thực tế hiện nay đối với bệnh giả gút không có phương pháp cụ thể để trị bệnh tận gốc hoặc là loại bỏ hoàn toàn các tinh thể CPPD trong khớp xương. Việc chữa trị bệnh chỉ nhằm mục đích làm giảm đau và giảm viêm, giảm triệu chứng do bệnh gây ra, cụ thể:

– Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID): thường dùng nhất là thuốc ibuprofen (Advil, Motrin và những loại khác), thuốc naproxen (Aleve) và thuốc  indomethacin (Indocin). Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giúp làm giảm cơn đau nhanh, tuy nhiên cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sỹ bởi nó dễ gây ra các phản ứng phụ như chảy máu dạ dày, làm suy giảm chức năng thận, gây viêm loét dạ dày…

– Dùng thuốc Colchicine: đây là loại thuốc thường dùng để chữa bệnh gout hiệu quả nhằm mục đích làm giảm viêm nhiễm, giảm triệu chứng sưng và đau khớp ở người bị gút. Đồng thời nó cũng có hiệu quả với người bị bệnh giả gút và dùng thay cho thuốc NSAIDs đối với bệnh nhân không dùng được thuốc này. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì thuốc Colchicine thường gây ra các phản ứng như đau bụng, nôn và buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí nặng hơn là gây chế tủy xương và chảy máu ruột nên bác sỹ thường kê đơn không quá 2 viên thuốc mỗi ngày.

– Dùng thuốc corticosteroid tiêm nội khớp. Theo đó bác sỹ sẽ dùng thuốc này để tiêm vào trong khớp nhằm làm giảm đau và áp lực trong khớp, đồng thời lấy bỏ một số dịch khớp qua đó giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng do bệnh gây ra.

Ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Qua đó bác sỹ khuyên bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, chất mát giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể, uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Đồng thời dành nhiều thời để nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh trong thời gian ngắn, nhất là việc chơi các môn thể thao mạnh, có thể dành để đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng hàng ngày sẽ giúp ích hơn cho bạn.