Trong những năm đổ lại đây thì số người mắc bệnh gout đang có xu hướng ngày càng gia tăng, điều đáng nói lại tập trung nhiều ở đối tượng còn trẻ tuổi mà nguyên nhân không ở đâu xa đó chính là do ăn uống không hợp lý mà ra. Vậy thì người bị bệnh gout không được ăn gì? Cần kiêng những gì? Bạn cần tham khảo những chia sẻ dưới đây để nắm được điều này, qua đó chủ động điều chỉnh ăn uống hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm giàu nhân purin (chất đạm, chất béo, chất kích thích) sẽ gây rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, từ đó làm cho nồng độ acid uric tăng cao, dẫn tới tích tụ các tinh thể muối urat tại khớp và dẫn tới bệnh gout. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là đau nhức khớp, viêm sưng khớp, tấy đỏ quanh khớp, người bệnh khó vận động, đi lại khó khăn và lâu dần sẽ dẫn tới tàn phế.
Bệnh nhân gout không nên ăn gì?
1, Kiêng ăn thực phẩm giàu đạm động vật
Các loại thực phẩm giàu đạm là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gout bởi chúng chứa hàm lượng chất purin lớn dễ làm gia tăng chuyển hóa acid uric, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, vì thế thuộc nhóm thực phẩm cần tránh đầu tiên, bao gồm như:
– Các loại thịt đỏ: có c nhiều chất purin như thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt dê, thịt ngựa…
– Kiêng các loại hải sản: cá ngừ, ca thu, cá ngừ, cá trình, tôm, cua, ốc, sò, lươn…
– Nội tạng động vật: bao gồm các loại lòng, tim, gan, cật, lá lách, phổi, tràng, dạ con…
– Kiêng các loại trứng gia cầm, các loại trứng lộn, cút lộn bởi giai đoạn này trứng hình thành con non có chứa nhiều purin nên không tốt cho người bị gout.
2, Kiêng ăn thực phẩm giàu đạm thực vật
Chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ rằng thực vật không có chất đạm nên không cần phải kiêng cữ cho người bị bệnh gout. Tuy nhiên có rất nhiều loại thực vật có hàm lượng đạm cực cao mà không phải ai cũng biết, ví dụ như các loại đậu ăn cả vỏ (đậu hà lan, đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng, đậu tương…), các loại đậu nành và chế phẩm từ đậu nành. Nếu bạn cố tình tiêu thụ sẽ khiến cho lượng chất purin tăng cao và bệnh càng thêm nặng hơn.
3, Kiêng thực phẩm có mức độ tăng trưởng nhanh
Người mắc bệnh gout nên tránh hoàn toàn nhóm thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh bởi nguồn thực phẩm này không chỉ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu mà còn có chứa nhiều chất gây độc cho gan, vì thế sẽ kìm hãm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến cho việc đào thải acid uric cũng khó khăn hơn. Vì thế bạn nên tránh xa, điển hình như các loại măng: măng tây, măng trúc, măng tre, măng nứa, măng luồng, giá đỗ…
4, Kiêng thực phẩm giàu chất béo, nhất là chất béo no
Không chỉ thực phẩm giàu chất đạm mà cả những loại thực phẩm giàu chất béo no cũng sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó dễ gây béo phì, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, gây hẹp động mạch do mạch máu…. Mà các bệnh lý này lại dễ gây tăng rối loạn chuyển hóa các chất, tạo điều kiện cho acid uric trong máu tăng cao, từ đó càng làm tăng các triệu chứng của bệnh gout. Vì thế người bệnh cần kiêng chất béo, ví dụ như mỡ và da động vật, sữa nguyên chất, bơ, thức ăn nhanh, mì tôm, đồ chế biến sẵn…
5, Kiêng thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm như cam, quýt, chanh, bưởi, kiwi…thường giàu vitamin C nhưng chính vì nhiều vitamin C và có vị chua nên sẽ càng làm tăng kết tủa urat ở cầu thận, từ đó khiến cho việc đào thảo acid uric bị cản trở, bệnh lâu khỏi và nặng hơn. Do đó nếu đang trong quá trình điều trị thì bạn nên kiêng để tránh làm bệnh gout nặng hơn.
6, Người bị bệnh gout không nên ăn gì? Kiêng đồ uống có chất kích thích
Rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga, cocain….đều là các chất kích thích mà người bị bệnh gout cần phải tránh xa. Mặc dù chúng không có chứa nhân purin nhưng khi đi vào cơ thể thì chúng sẽ ngăn chặn quá trình chuyển hóa cũng như đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, khiến cho acid uric tích tụ nhiều trong thận hơn, bệnh càng nặng hơn.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng bệnh gout mãn tính