Bệnh gout là căn bệnh viêm khớp cực kỳ nguy hiểm, nếu người bệnh cố tình kéo dài thời gian không những phải gánh chịu các cơn đau mà còn phải đối diện với nhiều tác hại nguy hiểm hơn. Vậy thì những tác hại của bệnh gout gây ra đối với sức khỏe người bệnh là gì? Những phân tích cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ được điều này, qua đó có ý thức hơn trong việc phòng tránh cũng như sớm điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Bệnh gout hay gút là bệnh lý không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên trở đi. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với những cơn đau khớp cấp tính, thường là xuất hiện lúc nửa đêm hoặc gần sáng, thức dậy thấy khớp đau, sưng và viêm tấy, chủ yếu là ở khớp ngón chân cái đầu tiên rồi lan dần tới các khớp khác trên cơ thể. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do hàm lượng acid uric trong cơ thể tăng cao, làm hình thành các tinh thể natri urat trong khớp và gây ra gout.
Những tác hại của bệnh gout đến sức khỏe:
Các chuyên gia cho rằng, người bị gout nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, từ đó dễ gây ra những nguy hại sau:
– Làm suy giảm chức năng thận, thậm chí là suy thận:
bạn nên biết rằng khi bị bệnh gout thì thận sẽ là cơ quan đầu tiên và trực tiếp gánh chịu hậu quả do gout gây ra. Bởi thận là cơ quan trực tiếp bài tiết acid uric ra ngoài, nên khi bị bệnh gout thì hàm lượng acid uric quá lớn, thận không bài tiết hết được, gây tích tụ trong thận khiến thận bị tổn thương, hình thành nên sỏi thận, gây viêm kẽ thận hoặc nặng hơn là suy thận mãn tính.
– Làm biến dạng khớp và dẫn tới tàn phế:
bệnh gout ở giai đoạn mãn tính sẽ làm hình thành nên các cục u được gọi là hạt tophi ở xung quanh khớp. Khi các hạt này mọc nhiều và mọc to hơn không chỉ gây mất thẩm mỹ cơ thể mà còn chèn ép vào các gân cơ khớp, từ đó khiến cho khớp bị biến dạng, làm tổn thương khớp, người bệnh không thể cử động khớp một cách linh hoạt như trước, thậm chí là gây tàn phế vĩnh viễn.
– Tác hại của bệnh gút tiếp theo đó là gây nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu:
tới một mức độ nhất định, các hạt tophi này sẽ bị vỡ ra và không lành lại được, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập tấn công khiến khớp bị nhiễm trùng, thậm chí là gây nhiễm trùng máu, đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
– Ảnh hưởng tới hệ tim mạch:
bạn cần biết rằng khi acid uric tồn đọng trong máu lâu, chúng sẽ tuần hoàn lên não rồi đi khắp cơ thể, từ đó dễ gây viêm màng trong và cơ tim, các tinh thể natri urat này dễ hình thành nên những mảng xơ vữa trong mạch máu, từ đó làm giảm lưu thông máu, gây tắc mạch máu, dễ gây ra các tai biến tim mạch nguy hiểm.
– Ngoài ra nếu như trong quá trình điều trị mà dùng thuốc sai cách còn dễ gây viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, dễ gây dị ứng do dùng thuốc và gây tử vong.
Để tránh được những tác hại của bệnh gout gây ra với sức khỏe thì bạn cần chú ý đến việc phòng tránh bệnh tốt hơn, cụ thể như: ăn uống đúng cách, hạn chế sử dụng bia rượu, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, từ bỏ các thói quen như nhịn tiểu, đặc biệt nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường và xử lý sớm hơn.
Ngoài ra nếu như nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu đau nhức khớp đột ngột thì phải đi khám càng sớm càng tốt để được chữa trị kịp thời. Bởi giai đoạn gút cấp tính xuất hiện đột ngột nhưng biến mất nhanh nên nhiều người chủ quan, bỏ lỡ mất thời điểm chữa trị thích hợp, để bệnh nặng hơn thì vừa khó chữa trị mà còn phải gánh chịu các tác hại của bệnh gút gây ra.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các biến chứng của bệnh gout