Tác hại bệnh gout là gì?

Bệnh gout hay gút là bệnh xảy ra do sự tích tụ quá nhiều acid uric trong cơ thể dẫn tới, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới rất nhiều tác hại nghiêm trọng. Vậy thì những tác hại bệnh gout gây ra đối với sức khỏe người bệnh là gì? Cùng tìm hiểu bài viết ngay dưới đây để nắm rõ được điều này, qua đó có ý thức hơn trong công tác phát hiện và đối phó với bệnh sao cho hiệu quả nhất.

Thông thường lượng acid uric được thủy phân ra sẽ hòa tan vào trong máu, sau đó sẽ được thận trực tiếp bài tiết ra bên ngoài theo đường nước tiểu. Nhưng nếu như hàm lượng acid uric mà tăng quá cao sẽ khiến cho thận làm việc quá sức, không thể nào đào thải hết được, vì thế sẽ lắng đọng trong cơ thể. Đặc biệt khi lắng đọng thì acid uric rất khó tan, chúng sẽ hình thành nên các tinh thể natri urat tại khớp và hình thành nên bệnh gout.

Bệnh gout gây đau đớn, biến dạng khớp và các bệnh liên quan khác: suy thận, tim mạch, huyết áp...
Bệnh gout gây đau đớn, biến dạng khớp và các bệnh liên quan khác: suy thận, tim mạch, huyết áp…

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do ăn uống sai cách như tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu nhân purin (thịt đỏ, hải sản, nấm, nội tạng động vật…), do uống nhiều rượu bia và các chất kích thích, do thói quen nhịn tiểu, lao động nặng nhọc, lười ăn rau xanh và lười uống nước…Ngoài ra những người mắc bệnh thận sẽ rất dễ bị bệnh gout.

Những tác hại bệnh gout gây ra:

Bệnh gout kéo dài sẽ gây ra những tác hại sau đây:

Khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn:

Đau nhức khớp chính là triệu chứng điển hình do bệnh gout gây ra, cơn đau này có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội, quằn quại, kéo dài vài tuần cho đến vài tháng hoặc kéo dài liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt cơn đau gout thường xuất hiện vào lúc nửa đêm, khiến bệnh nhân bị mất ăn, mất ngủ, kiệt sức, suy nhược cơ thể trầm trọng.

– Dẫn đến biến dạng khớp và tàn phế:

bệnh càng để lâu sẽ hình thành các hạt tophi ở xung quanh khớp, đó chính là những cục u nhỏ có màu trắng hoặc màu vàng được hình thành từ acid uric xuất hiện. Khi các cục tophi này lớn dần và vỡ ra sẽ làm biến dạng khớp, khó vận động, thậm chí là gây tàn phế vĩnh viễn.

Gây nhiễm trùng khớp:

khi các hạt tphi đã vỡ thì chúng sẽ không thể liền lại được, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập phát triển, từ đó không chỉ khiến bệnh nhân thấy đau đớn mà còn dễ khiến khớp bị nhiễm trùng, nặng hơn là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Tổn thương xương khớp:

là một trong những tác hại bệnh gút mà bệnh nhân sẽ phải đối mặt. Cụ thể khi viêm nhiễm kéo dài sẽ gây thoái hóa khớp do việc lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp, sự tấn công của bệnh gout trở nên thường xuyên và kéo dài hơn, từ đó gây ra các tổn thương xương khớp vĩnh viễn, tăng nguy cơ tàn phế.

Gây nguy hiểm đến tim mạch:

bạn cần biết rằng khi acid uric tồn đọng quá lâu trong máu, chúng có thể theo máu tuần hoàn lên não, từ đó dễ gây viêm màng trong và cơ tim, làm hình các mảng xơ vữa động mạch gây kìm hãm lưu thông máu, gây tắc mạch máu, dễ gây các tai biến tim mạch, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

– Dẫn tới viêm thận, suy thận do bệnh gout:

cơ quan trực tiếp đào thải acid uric ra ngoài chính là thận, do đó khi bị gout thì thận cũng là cơ quan phải gánh chịu các tác hại bệnh gout gây ra. Cụ thể khi gout tiến triển nặng sẽ làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến viêm kẽ thận, sỏi thận, thậm chí là suy thận cấp và mãn tính.

Gây ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh:

các cơn đau nhức kèm theo việc khó vận động khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, tâm trạng bất ổn, xuất hiện cảm giác lo âu hoặc dễ bị trầm cảm.

Như vậy có thể thấy rằng những tác hại bệnh gút gây ra là vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế để ngăn ngừa bệnh xảy ta, bạn cần chủ động điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Cụ thể như nên cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, hạn chế ăn thực phẩm giàu chất đạm, bổ sung nhiều rau xanh và củ quả cùng với thịt cá, uống nhiều nước hơn. Ngoài ra cũng nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để giúp đào thải acid uric ra ngoài.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh gout hiệu quả